SonTran's avatar
Son Tran
Personal financial

Tại sao phải đầu tư (Phần 2 - Lạm phát)

Tại sao phải đầu tư (Phần 2 - Lạm phát)
0 views
8 min read
#Personal financial

Giới thiệu

bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về chính sách BHXH ở Việt Nam, và ta thấy được nếu chỉ dựa hoàn toàn vào các chính sách hưu chí thì rất là rủi ro cho giai đoạn tuổi già của chúng ta. Mục đính chính của bài viết trước là chúng ta chỉ nên xem BHXH là một dạng cộng thêm, chúng ta không nên để tương lai của mình dựa hoàn toàn duy nhất vào nguồn thu đó. Thay vào đó chúng ta nên tích luỹ đầu tư để chuẩn bị cho giai đoạn tuổi già của mình.

Vậy là chúng ta phần nào thấy được quan trọng của việc tích luỹ rồi, từ nay mỗi tháng đi làm chúng ta sẽ trích ra một khoản tiền lương của mình để vào két sét rồi tích luỹ dần, nhưng đó có phải là cách an toàn để tích luỹ? Câu trả lời là không, lí do chính là do sự mất giá của đồng tiền. Cách đây 20 năm, một li cà phê có giá khoảng 10 nghìn đồng, và bây giờ thì đại đa số một li cà phê có giá khoảng 50 nghìn đồng. Nghĩa là trong vòng 20 năm giá trị mà chúng ta tích luỹ nó đã giảm mất 5 lần, bây giờ cũng cũng ví dụ đó, bạn thử tưởng tượng nếu cả cuộc đời bạn cạm cụi đi làm từ năm 20 tuổi đến năm 60 tuổi là 40 năm thì giá trị mà bạn tích luỹ được nó sẽ giảm 10 lần, hoặc nói cách khác là tới khi về hưu thì nó sẽ còn 1/10 giá trị tiền mà bạn tích luỹ được. Đây chỉ là một ví dụ đơn giản để bạn hiểu thế nào về sự mất giá của đồng tiền. Tích luỹ tiền mặt có lẽ là cách tệ hại nhất để ta có thể xây dựng tài chính.

"Cash is trash"
> Ray Dalio - Tỉ phú, nhà đầu tư và sáng lập Hedge Fund Bridgewater Associates

Vậy thì ở đây, chúng ta có thể có suy nghĩ bỏ tiền vào một tài khoản tiết kiệm sau đó gửi ngân hàng, mỗi năm ngân hàng trả lãi và số tiền của chúng ta sẽ tăng dần, bạn sẽ không cần phải lo về sự mất giá nữa. Điều này thoạt nghe có vẻ hợp lí, nhưng nếu đào sâu để phân tích thì bạn sẽ thấy nó cũng không ổn, điều đó sẽ được chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Lạm phát (Inflation) là gì?

Tại sao lạm phát lại là kẻ thù âm thầm đối với các tài khoản tích luỹ của chúng ta?

Lạm phát về cơ bản là sự giảm sức mua của đồng tiền. Giả sử ngày hôm trước bạn có thể mua một li cà phê với tờ tiền là 10 nghìn, thì sau một thời gian bạn sẽ cần tới 5 tờ mới có thể mua được, đó chính là lạm phát.

Lạm phát từ đâu ra?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới lạm phát, nhưng có 3 nguyên nhân chính tôi sẽ liệt kệ trong bài viết này.

Cost Push Inflation (Lạm phát do chí phí đẩy)

Đây là trường hợp chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng lên, do đó nên họ buộc phải tăng giá hàng hoá mà họ sản xuất để có thể tiếp tục duy trì hoạt động. Vậy tại sao chi phí sản xuất lại tăng? Điều này có thể đến từ nhiều nguyên nhân:

  • Do giá nguyên liệu thô tăng lên: Ví dụ công ty A làm vận tải mà giá dầu tăng dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
  • Chí phí thuê nhân công tăng: Ví dụ thị trường lao động khan hiếm người giỏi nên công ty họ buộc phải trả mức lương cao hơn để họ giữ được người làm.

Tất cả các chi phí này dẫn đến chi phí vận hành của doanh nghiệp tăng lên, từ đó thì doanh nghiệp đó buộc phải tăng giá các sản phẩm của họ lên. Và điểm cuối cùng của chuỗi cung ứng này là người dùng họ sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho hàng hoá mà doanh nghiêp đó sản xuất.

Demand Pull Inflation (Lạm phát do cầu kéo)

Đây là trường hợp mà có quá nhiều người dùng cần một món gì đó bên phía nhà sản xuất họ không sản xuất kịp để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Một lí do phổ biến của việc này là cuộc sống của người dân tăng lên từ từ dẫn đến việc họ có nhiều tiền hơn và từ đó họ mua sắm nhiều hơn.

Ngân hàng nhà nước in thêm tiền

Điều này được hiểu qua một ví dụ đơn giản, giả sử trên thị trường có 1000 tờ giấy bạc 500 nghìn đồng, và có một lượng hàng hoá cố định, bây giờ giả sử số lượng hàng hoá trên thị trường không thay đổi nhưng ngân hàng nhà nước họ quyết định in thêm 1000 tờ giấy bạc nữa để lưu thông trên thị trường. Lúc này sẽ đồng nghĩa với việc tuy tờ giấy bạc in trên giấy vẫn là 500 nghìn đồng nhưng mà sức mua của nó giảm đi một nửa. Và lí do vì sao ngân hàng lại in thêm tiền, đó chính là để tăng sức mua lên. Nó cũng được coi là một công cụ để nhà nước có thể kiểm soát nền kinh tế.

Lạm phát có phải là xấu?

Thường khi mà nhắc đến lạm phát thì mọi người sẽ nghĩa đến nó với góc nhìn khá là tiêu cực, vì cơ bản nó làm cho đồng tiền mất giá trị dần. Nhưng mà thật ra, nếu hiểu một cách tường tận một chút thì lạm phát không hẳn là xấu, lạm phát chỉ xấu khi mà nó tăng trưởng một cách mất kiểm soát.

Thường những vấn đề kinh tế vĩ mô này sẽ không xảy ra ngày một ngày hai, nó sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để phản ánh lên thị trường. Ví dụ sẽ có những trường hợp tiền đang lưu thông trên thị trường nhiều hơn trước đây nhưng giá tiêu dùng chưa phản ứng kịp, chưa tăng.

Lạm phát không phải lúc nào cũng xấu, thậm chí là ngược lại, lạm phát có kiểm soát thì đó lại là một điều tốt cho nên kinh tế. Nếu mà giá trị hàng hoá tăng, thu nhập cũng tăng theo, từ đó kéo theo mọi thứ tăng trưởng dẫn đến nền kinh tế cũng tăng trưởng, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn, doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phầm hơn. Mấu chốt ở đây là chúng ta phải kiểm soát lạm phát ở một con số thích hợp. Đây là lí do vì sao mà tại sao tất cả các chính phủ trên thế giới đều theo dõi rất kĩ và kiểm soát chặt chẽ tỉ lệ này. Đây là một khái niệm rất quan trọng, không chỉ ảnh hưởng tới việc đầu tư mà nó còn ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Nó ảnh hưởng lên giá cả mà chúng ta tiêu dùng hằng ngày, ngoài ra nó còn ảnh hưởng lên lãi suất mà chúng ta đi vay hay kể cả là mức tiền lương mà chúng ta nhận hàng tháng.

Một khi chúng ta có kiến thức về một vấn đề gì đó, chúng ta hiểu cách vận hành của nó thì chúng ta có thể dùng chính những kiến thức đó để nhận ra những cơ hội, và dùng những cơ hội đó để kiếm tiền. Và đó chính xác là cách tốt nhất để kiếm tiền, chúng ta kiếm tiền dựa trên những kiến thức và sự hiểu biết của mình, để rồi từ đó nhận diện ra được những cơ hội đầu tư và kinh doanh. Rất nhiều người ở ngoài kia đang kiếm tiền theo cách chạy theo số đông, nghe đầu này một chút, đầu kia một chút rồi đầu tư theo kiểu may rủi. Đó không phải đầu tư, đó là đánh bạc, đây là một trong các mindset quan trọng trước khi đầu tư.