SonTran's avatar
Son Tran
Personal financial

Những trường hợp chưa nên đầu tư

Những trường hợp chưa nên đầu tư
0 views
13 min read
#Personal financial

Giới thiệu

Ở những bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu vì sao chúng ta nên đầu tư và vì sao mà chúng ta phải bắt buộc việc đầu tư này từ sớm. Tuy nhiên, ở bài viết này sẽ hơi ngược một chút, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vì sao chúng ta chưa nên đầu tư. Có một số trường hợp mà các bạn chưa nên đầu tư, vì nếu đầu tư ở một số trường hợp như vậy sẽ rất là dễ đặt bạn vào nhiều rủi ro, thậm chí nó còn làm cho tài sản của bạn đi lùi. Nếu bạn rơi vào một trong số các trường hợp tôi sắp chia sẻ, bạn hãy khoan đầu tư, thay vào đó, tôi sẽ chia sẻ thêm một số cách giúp bạn khắc phục tình trạng này, để từ đó bạn có thể chuẩn bị một cách sẵn sàng nhất trước khi bắt đầu bước vào những hoạt động đầu tư.

Những lí do chưa nên đầu tư

Bạn vẫn còn những khoản nợ xấu

Nợ xấu về cơ bản là những loại nợ có lãi suất cao. Ví dụ tiêu biểu nhất đó là nợ thẻ tín dụng, hoặc ở Việt Nam mình có một số hình thức khác như là cho vay nặng lãi, vay nóng, cầm đồ,... Ngoài ra còn có các khoản nợ như vay mua xe, vay tiêu dùng, vay cá nhân,..., tất cả các khoản nợ này đều có thể được coi là nợ xấu. Để mà làm rõ hơn ý này, tôi sẽ tạm lấy một ví dụ, có thể coi là một loại nơ đàng hoàng nhất đó chính là nợ ngân hàng. Giả sử bạn đang nợ ngân hàng 100 triệu với lãi suất là khoảng 20% mỗi năm. So với các loại nợ khác thì trường hợp nợ ngân hàng này cũng được coi là có lãi suất "tốt hơn". Bạn đang ở trong trường hợp đó và bạn tích luỹ được một khoản tiền là 100 triệu, đúng bằng khoản nợ ngân hàng kia. Có thể ở đây một số bạn nghĩa rằng là thôi thì mình sẽ khất lại cái khoản nợ này, mình sẽ tiếp tục trả lãi và mình sẽ dùng 100 triệu số tiền mình tích luỹ được để đem đi đầu tư, với hy vọng là sau một thời gian khoản đầu tư đó sẽ sinh lời và sẽ giúp bạn trả dứt điểm số nợ cũ. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, lời khuyên chân thành của tôi đó là bạn đừng có làm như vậy. Bạn hãy dùng số tiền đó để trả dứt điểm hết khoản nợ xấu trước khi mà nghĩ đến bất kỳ hoạt động đầu tư nào.

Vậy thì lí do vì sao mà tôi lại khuyên bạn như vậy? Đó là vì trong đa số trường hợp, các bạn sẽ không làm được đúng như kế hoạch mà bạn đang nghĩ. Các bạn sẽ không trả được khoản nợ như suy nghĩ của bạn, mà ngược lại, bạn sẽ chỉ làm âm thêm khoản vốn của mình. Giờ tôi sẽ đưa bạn một ví dụ với một vài con số cụ thể. Trung bình, tỉ lệ return (tỉ lệ sinh lời) trên thị trường chứng khoán sẽ rơi đâu đó vào khoảng 10-15% mỗi năm. Tất nhiên là tỉ lệ này còn tuỳ thuộc vào việc chúng ta chọn chiến lược đầu tư như thế nào. Chúng ta có tỉ lệ lạm phát trung bình hằng năm ở Việt Nam rơi vào khoảng 3-5% mỗi năm, nghĩa là sau khi trừ lạm phát, thì tỉ lệ sinh lời của chúng ta sẽ rơi vào khoảng 7-10% mỗi năm. Vậy mỗi năm bạn mang 100 triệu đi đầu tư, bạn sẽ lãi được khoảng ~10%, tương đương với 10 triệu. Tuy nhiên, song song đó bạn đang nợ ngân hàng 100 triệu với lãi suất là khoảng 15% một năm, nghĩa là mỗi năm bạn sẽ phải trả cho ngân hàng 15 triệu. Nhưng ở đây có một số bạn nghĩ rằng, chúng ta có thể thấy đi đầu tư thị trường chứng khoán, bitcoin chỉ trong khoảng thời gian ngẵn đã có thể lãi x5 x7, chả phải mang đi đầu tư sẽ hợp lí hơn hay sao? Và thực sự đây là một tâm lý rất phổ biến, đó là mọi người hay ngồi nhìn vào các biểu đồ, rồi nghĩ rằng là phải chi mình mua vào lúc này, rồi bán ra vào lúc kia thì mình đã lời gấp 3, gấp 5 lần rồi. Nhưng mà trong thực tế thì việc đó rất là khó, để màn bạn có thể làm được cái kịch bản trên, thì các bạn sẽ phải đúng tổng cộng tới 3 lần. Lần đầu tiên, bạn sẽ phải chọn đúng mã cổ phiếu để mua, lần thứ hai bạn sẽ phải chọn đúng thời điểm để mua, và lần thứ ba bạn sẽ phải chọn đúng thời điểm để bán. Mà để làm đúng cả ba việc này cùng một lúc thì xác suất này vô cùng nhỏ. Phần đâu là 99% người cố gắng làm việc đó, đều sẽ thất bại. Chỉ có một số nhỏ nhà đầu tư cực kỳ giỏi và may mắn thì họ mới làm được. Do đó cho nên nếu ai đó đang ngồi nhìn biểu đồ và có suy nghĩ giống như trên, thì tốt nhất là chúng ta nên bỏ suy nghĩ đó ra khỏi đầu. Quay trở lại ví dụ, nếu chúng ta mang tiền đi đầu tư trong lúc nợ ngân hàng đó, thì mỗi năm chúng ta sẽ đi lùi 5 triệu. Ngược lại, nếu chúng ta dùng 100 triệu đó để trả dứt điểm số nợ ngân hàng, thì có nghĩa là chúng ta không còn đồng vốn nào để đầu tư nữa, tài sản của chúng ta lúc đó nó không đi lên, nhưng ít nhất thì nó cũng không đi lùi. Còn cách mà trả nợ và đi lên, bạn có thể tham khảo trong video này. Đó là về khía cạnh của các con số, bên cạnh đó thì nó còn khía cạnh vô hình khác cũng rất là quan trọng, đó là khía cạnh về tinh thần.

Cảm giác mình không còn nợ nần ai là cảm giác thoải mái và tự do nhất ở trên đời

Ai và đã từng lâm vào cảnh nợ nần thì chắc cũng sẽ hiểu cái cảm giác mà tôi đang định nói. Cái cảm giác mà mỗi buổi sáng mà mình thức dậy là mình phải nghĩ ngay tới việc hôm nay mình phải làm sao để mà trả nợ, rồi bất kỳ khi nào có cuộc gọi đến mình đều phải lo lắng đó có phải cuộc gọi của chủ nợ hay không. Rồi sau đó phải nghĩa đến cách khất nợ như nào. Tất cả những việc đó sẽ làm cho chúng ta rất là căng thẳng, từ đó chúng ta sẽ rất khó để tập trung làm các việc khác. Ngược lại, ở trong trường hợp thứ hai, tuy là chúng ta không còn tiền để đầu tư nữa nhưng tinh thần của chúng ta thoải mái, từ đó chúng ta được phép dành trọn thời gian của mình để tập trung suy nghĩ việc đi kiếm tiền và tích luỹ.

Thu nhập cao hơn chi tiêu tối thiểu

Khi mà bạn đã thoát được nợ rồi, thì bạn sẽ phải đảm bảo thu nhập của bạn dần dần sẽ phải đủ để trang trải cho cuộc sống hằng ngày, sẽ phải cao hơn mức sinh hoạt hằng ngày của bạn. Nếu mà lượng tiền mà bạn kiếm được thấp hơn nhu cầu tối thiểu thì có nghĩa là chúng ta đang đi lùi. Trong những trường hợp này thì bạn khoan hãy nghĩ đến chuyện đầu tư, mà phải tập trung vào hai khía cạnh, đó là tăng thu và giảm chi.

Điều quan trọng không phải là ta làm được bao nhiêu tiền, mà là chúng ta đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền.

Để giảm chi thì đầu tiên bạn phải theo dõi được hết các khoản chi tiêu của mình, sau một thời gian theo dõi, dần dần bạn sẽ có một bức tranh tổng quát về những khoản chi tiêu của mình. Từ đó, bạn có thể xác định được khoản chi tiêu nào là cần thiết, khoản nào là không cần thiết. Và trên cơ sở đó, bạn có thể dần dần loại đi những khoản không cần thiết. Giảm chi rất là quan trọng. Tuy là nó quan trọng như vậy, nhưng việc giảm chi này cũng không quá khó bằng việc tăng thu. Việc tăng thu sẽ khó hơn một chút, bạn hãy cố gắng tạo ra thật nhiều các nguồn thu cho mình, việc này không có cách nào khác ngoài cách bạn phải cố gắng để tăng giá trị bản thân. Giảm việc chi tiêu tới mức tối thiểu, và tăng tối đa các khoản thu nhập của mình. Còn nếu chúng ta đang ở giai đoạn "thiếu trước hụt sau" mà bạn đã vội bước vào hoạt động đầu tư, thì nó cũng giống như việc ta chưa biết bò mà chúng ta đã cố tập chạy rồi, kết quả chắc chắn sẽ là chúng ta sẽ ngã rất đau, nhưng mà cuối cùng thì cũng không đi được tới đâu. Chỉ khi nào mà bạn có nguồn thu nhập tổng quát cao hơn chi tiêu tối thiểu, thì từ lúc đó bạn mới có thể tích luỹ các khoản quỹ dự phòng, xa hơn nữa là các khoản quỹ đầu tư, và chỉ khi đó thì các khoản đầu tư của bạn mới lâu dài và bền vững được.

Quỹ dự phòng

Bạn cần có những quỹ dự phòng trước khi bắt tay vào đầu tư.

  1. Quỹ khẩn cấp (Emergency Fund) Quỹ này chúng ta dùng cho những trường hợp bất khả kháng, đó là những trường hợp mà chúng ta không thể nào đoán trước được, ví dụ như tự nhiên công ty bạn đang làm họ giải thể, bạn đột ngột bị mất việc và không còn thu nhập nào nữa, trong trường hợp đó bạn có thể dùng quỹ dự phòng để tiếp tục tìm kiếm công việc và trang trải sinh hoạt. Hoặc tệ hơn nữa, giả sử bạn bị mắc bệnh phải nằm viện, vừa không thể tiếp tục đi làm, vừa tốn tiền để chi trả cho bệnh viện, vậy khi có một quỹ dự phòng như vậy thì sẽ rất hữu ích cho bạn. Và con số cho quỹ dự phòng này thường được tính bằng số tháng * mức chi tiếu tối thiểu. Số tháng ở đây được tính là số tháng mà ta có thể sống mà không có bất kỳ một nguồn thu nhập nào. Nên có ít nhất từ 3 đến 6 tháng, nếu được, bạn nên để số tháng này lơn hơn 6 tháng, và một năm thì càng tốt.
  2. Quỹ thu hẹp(Sinking Fund) Điểm khác biệt cơ bản của quỹ này so với **quỹ khẩn cấp*, đó là quỹ khẩn cấp dùng cho những trường hợp bất khả kháng, những trường hợp bạn không lường trước được. Còn **quỹ thu hẹp** này để dùng cho những chi tiêu mà nó có nằm trong kế hoạch của chúng ta. Ví dụ như bạn có dự định đổi máy tính trong 6 tháng nữa, đổi xe trong một năm nữa, hoặc xây lại nhà trong 3 năm nữa. Vì đây là những chi tiêu có kế hoạch nên độ lớn của nó cũng không tính bằng số tháng như quỹ khẩn cấp, nó được tính dựa trên số tiền cụ thể mà bạn sẽ cần chia cho số mốc thời gian. Quỹ này thì mỗi người mỗi khác, cho nên sẽ không có con số chung.

Một số câu hỏi liên quan

  1. Quỹ khẩn cấp nếu để vậy thì nó cũng sẽ bị mất giá do lạm phát, vậy có nên mang quỹ này đi đầu tư để tránh mất giá? Quỹ này dùng cho những trường hợp bất khả kháng. Mục tiêu của quỹ này không phải để kiếm tiền, mà là để bảo vệ cho chúng ta. Cụ thể nó sẽ giúp chúng ta tránh phải động đến các khoản đầu tư khi mà có bất trắc xảy ra, để chúng ta không phải bán các khoản đầu tư của mình ngoài ý muốn.

  2. Có nên thay quỹ khẩn cấp bằng bảo hiểm nhân thọ? Khi mà chúng ta đã hiểu rõ lí do tồn tại của quỹ khẩn cấp rồi, chúng ta sẽ thấy là nó không chỉ dùng cho khi chúng ta gặp bất trắc về sức khoẻ, mà là dùng cho mọi loại bất trắc ở trên đời, trong khi bảo hiểm chỉ tập trung vào một số loại bất trắc nhất định, do đó cho nên theo tôi, có sẵn một quỹ dự phòng bằng tiền mặt thì vẫn là cách an toàn và tốt nhất cho chúng ta.

    2 tính chất cần có của quỹ dự phòng

    1. Tính sẵn sàng: Chúng ta cần phải đảm bảo là tiền sẽ sẵn sàng được sử dụng khi có vấn đề xảy ra
    2. Độ chắc chắn về giá trị: Chúng ta cần biết chắc chắn mình sẽ có được bao nhiêu tiền khi cần

    Những quỹ dự phòng này chúng ta không nên quá quan tâm vào giá trị đầu tư của nó. Vì giá trị của nó không nằm ở khía cạnh đầu tư, mà giá trị chính của nó là để đảm bảo cho các khía cạnh khác tron cuộc sống của chúng ta. Trong đó có cả việc đảm bảo cho các hoạt động đầu tư của chúng ta được an toàn hơn. Ngoài khía cạnh về tài chính, nó cũng giúp chúng ta cảm thấy an toàn và thoải mái trong cuộc sống, khi mà chúng ta biết rằng mình có rất nhiều tấm lưới bảo vệ sau lưng, đây là cảm giác mà không có tiền bạc nào mua được. Tôi luôn khuyến khích là bất kỳ ai cũng nên có nó, còn để giảm bớt tỉ lệ mất giá đi phần nào, thì ta có thể bù lại bằng lãi suất tiết kiệm chẳng hạn.

Tổng kết

tong-ket-li-do

Chúng ta phải đảm bảo rằng trước khi chúng ta bước vào những hoạt động đầu tư, chúng ta phải có:

  1. Dứt điểm tất cả các khoản nợ xấu
  2. Đảm bảo thu nhập của chúng ta cao hơn chi tiêu tối thiểu
  3. Có được các quỹ dự phòng

Có được 3 yếu tố này rồi, tôi đảm bảo hành trình đầu tư của bạn sẽ an toàn và hiệu quả hơn rất nhiều.