Cơ bản về thị trường chứng khoán
Table Of Content
Thị trường chứng khoán (Stock Market)
Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu qua về các khái niệm cơ bản về đầu tư. Ở bài viết đó, chúng ta có một ví dụ về viêc là có một công ty mà có 5 người sáng lập, sau đó khoảng 2 năm công ty đó bắt đầu phát triển và có chút thành quả. Ở thời điểm này, có một số nhà đầu tư trên thị trường, họ có sẵn vốn nhàn rỗi, nhưng mà họ lại không có cơ hội để đầu tư vào công ty này, lí do là vì các công ty như này vẫn còn là công ty tư nhân (Private Company). Đó là về phần của các nhà đầu tư, còn về phần của các côn ty, họ vẫn luôn luôn cần nguồn vốn để sẵn sàng phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh và phát triển công ty. Lúc họ còn là private company, mỗi khi cần vốn họ sẽ phải đi tìm và tiếp cận với các quỹ đầu tư, họ cũng phải trải qua một số quá trình thương lượng, trao đổi thì thương vụ đầu tư mới được chốt. Các quá trình này không chỉ mất thời gian, mà còn tốn kém nữa. Ở đây chúng ta có thể thấy hai nhóm đối tượng, một nhóm sẵn sàng nguồn tiền và có nhu cầu kiếm các công ty tốt để có thể đầu tư. Còn nhóm còn lại thì là các công ty họ vẫn cần thêm vốn để tiếp tục mở rộng và phát triển kinh doanh. Nhưng cho tới lúc này thì hai nhóm này họ chưa thể tiếp cận được với nhau, vậy câu hỏi là làm sao để có thể kết nối hai nhóm này lại với nhau? Và chính từ nhu cầu đó, người ta sinh ra khái niệm thị trường chứng khoán (stock market)
Cơ bản thị trường chứng khoán bạn có thể hình dung nó như một cái chợ, ở đó cổ phần của các công ty sẽ được bày bán công khai và bất kỳ ai cũng có thể mua và sở hữu được. Khi mà các công ty còn là các công ty tư nhân, nghĩa là lúc đó họ vẫn đang đứng một mình ở bên ngoài, chỉ những ai biết tới công ty đó mới có thể tìm tới và thương lượng mua cổ phần. Còn bây giờ, khi mà công ty đó được vào chợ, thì trong chợ sẽ có rất là nhiều khách hàng qua lại, hoạt động mua bán đông đúc và dễ dàng hơn nhiều. Và khi một công ty họ tham gia vào thị trường chứng khoán, họ sẽ trở thành công ty đại chúng (Public Company). Và hành động họ chuyển từ công ty tư nhân sang công ty đại chúng thì người ta gọi đó là IPO (Initial Public Offering). Sau khi IPO thì cổ phiếu của công ty đó chính thức được niêm yiết trên thị trường chứng khoán, và từ đó thì bất kỳ ai cũng có thể mua cổ phần của các công ty đó
Qúa trình IPO
Đầu tiên không phải là công ty nào cũng trở thành công ty đại chúng cũng được. Để mà đảm bảo an toàn cho những nhà đầu tư, chính phủ các nước họ sẽ có những tổ chức để quản lý và giám sát việc này rất kỹ. Ở Việt Nam, tổ chức này gọi là Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước (SSC - State Securities Commission of Vietnam) - đây là một cơ quan trực thuộc bộ tài chính, là nơi để quản lí và giám sát các hoạt động trên thị trường chứng khoán.
Với hoạt động IPO họ sẽ có các yêu cầu cụ thể cho các công ty. Ví dụ như các công ty này họ phải đạt một độ lớn nhất định, doanh thu của họ như nào, lợi nhuân ra sao thì họ mới có đủ tiêu chuẩn để niêm yiết trên thị trường chứng khoán. Việc này nhằm để tránh cho các công ty linh tinh, chưa có đủ chất lượng lên thị trường chứng khoán. Mục tiêu cuối cùng là để bảo vệ cho các nhà đầu tư. Vậy nên hoạt động IPO này khá là phức tạp.
Thường thì các đợt IPO này sẽ thông qua một đợt huy động vốn, nhưng thay vì huy động vốn theo hình thức của một công ty tư nhân, thì lần này công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Dựa theo ví dụ từ bài blog trước, chúng ta có ví dụ:
Sau khi công ty IPO thành công, thường thì bạn không nên mua cổ phiếu giai đoạn này. Có một số lưu do ở đây - Trước khi IPO thì thường các công ty họ sẽ có nhiều hoạt động marketing để quảng bá cho công ty, thu hút sự chú ý và tạo các nhu cầu cho nhà đầu tư. Các công ty đều muốn IPO cổ phiếu của họ với giá cao nhất có thể. Vì các hoạt động này sẽ đẩy giá trị cổ phiếu hơn giá trị thực tế, nên sau khi IPO cổ phiếu sẽ giảm về giá trị thưc. Tất nhiên là không phải lúc nào cũng như vậy, vẫn sẽ có những trường hợp các công ty họ tiếp tục tăng giá sau khi IPO. - Các công ty họ có quyền hoãn hoặc huỷ IPO nếu họ thấy giá cổ phiếu không được như kỳ vọng của họ. Nghĩa là các công ty họ chỉ IPO khi giá bán bằng hoặc hơn kỳ vọng của họ, nghĩa là bên phía nhà đầu tư chỉ có thể mua được tốt nhất khi mà nó đúng giá, còn không sẽ là cao hơn so với giá trị thực của cổ phiếu.
Sau khi mà các công ty họ đã IPO thành công, mỗi khi họ cần thêm vốn để hoạt động, họ có thể chủ động phát hành thêm cổ phiếu để tiếp tục huy động vốn từ đại chúng. Tuy nhiên việc này cũng giống việc họ có thể chủ động in thêm tiền, nếu họ không quản lí và làm tốt thì cũng có thể dẫn đến lạm phát và làm cho giá trị cổ phiếu sẽ bị giảm.
Đó là nguồn bán cổ phiếu từ công ty, có một nguồn bán cổ phiếu thứ hai chính là từ các cổ đông cũ của công ty, từ nay họ có thể bán cổ phiếu của mình. Tuy nhiên việc bán cổ phiếu này cũng dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn, vì giờ đây công ty đã là công ty đại chúng, công ty sẽ cần phải thông báo với đại chúng về tình hình hoạt động của công ty, trong đó có các cả việc các cổ đông chủ chốt (Significant Share Holder) mua bán, giữ cổ phiếu như nào cũng cần phải thông báo cho đại chúng biết. Khi mà mọi người biết rằng các cổ đông chủ chốt, có nhiều thông tin về công ty đột nhiên bán một lượng lớn cổ phiếu của công ty, thì ngay lập tức họ sẽ đặt câu hỏi và có thể họ sẽ bán tháo cổ phiếu.