Các khái niệm cơ bản trong đầu tư
Giới thiệu
Ở bài viết này, tôi sẽ giới thiệu với bạn một số khái niệm căn bản của hoạt động đầu tư. Bài viết này sẽ giúp bạn có nền tảng cơ bản để đi sâu vào các hoạt động đầu tư. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các khái niệm này qua các ví dụ đơn giản.
Equity - Tỉ lệ sở hữu
Ví dụ chúng ta có một hội bạn gồm 5 người và 5 người này cùng gom tiền lại, mỗi người góp 200 triệu để lập lên một công ty, thì công ty này có tổng trị giá là 1 tỷ. Trong trường hợp này thì sau khi góp vốn xong, bởi vì mỗi người góp vốn bằng nhau nên mỗi người sẽ sở hữu một phần bằng nhau trong công ty. Sau này khi kinh doanh công ty có lời thì cái khoản lời đó cũng sẽ được chia ra làm 5 phần, hoăc sau này khi mà bán công ty đi thì cái khoản bán đó cũng sẽ được chia ra làm 5 phần. Nói theo tỉ lệ phần trăm thì mỗi người sẽ được 20%. Và con số 20% này sẽ dẫn ta đến khái niệm đầu tiên, đó là Equity - Tỉ lệ sở hữu. Trong trường hợp này sẽ được hiểu là mỗi người có Equity là 20%.
Giả sử trong nhóm anh A không có nhiều tiền, anh A chỉ có thể góp 100 triệu mà thôi, các anh B, C, D thì mỗi người vẫn góp 200 triệu như bình thường, còn anh E, vì anh ấy có điều kiện tài chính hơn chút nên anh E sẽ góp 300 triệu. Thì tổng vốn của công ty vẫn sẽ là 1 tỷ đồng, nhưng lúc này chúng ta có tỉ lệ sở hữu khác nhau. Để mà đảm bảo công bằng về tỉ lệ sở hữu, thì người ta sẽ chia nhỏ công ty ra thành nhiều phần.
Dilute - Pha loãng tỉ lệ sở hữu
Sau một thời gian 2 năm công ty hoạt động, công ty có những phát triển nhất định và bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh. Từ đó họ sẽ cần có một người cố vấn giúp công ty đi lên, lúc này công ty sẽ thuê một người cố vấn tên Hiếu. Phát triển đi lên, công ty có kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh, mà để làm được việc đó thì công ty sẽ cần có thêm 1 tỉ đồng nữa. Theo suy nghĩ bình thường thì lúc này các cổ đông của công ty sẽ bỏ thêm tiền nữa, nhưng mà giả sử giờ tất cả họ đều hết tiền rồi, thì câu hỏi đặt ra là lấy tiền đâu ra để mở rộng thị trường và tiếp tục phát triển công ty đi lên nhanh hơn. Song song với lúc này sau một thời gian, người cố vấn tên Hiếu này thấy rằng công ty này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai, và tin rằng nếu công ty mở rộng quy mô thì khả năng mang lại lợi nhuận cao. Giả sử lúc này trong túi Hiếu cũng có sẵn vài tỉ, mà gửi ngân hàng thì lãi suất cũng không được bao nhiêu, do đó nên Hiếu ngỏ lời với công ty là sẽ đưa cho công ty một tỷ để họ mang đi đầu tư. Lúc này thì Hiếu sẽ có 2 sựa lựa chọn.
-
Hiếu sẽ cho công ty vay một tỉ đó với một mức lãi suất trong một khoảng thời gian nhất định, đây là cách hoạt động của Trái phiếu (Bond).
-
Hiếu sẽ dùng số tiền đó góp vốn vào công ty để trở thành một cổ đông của công ty. Vậy lúc này phần trăm cổ phần của Hiếu được tính như nào? Cho tới trước lúc khi Hiếu đầu tư vào công ty, dù công ty có phát triển hơn xưa nhưng mà tỉ lệ sở hữu của các cổ đông cũ không thay đổi, cái mà thay đổi chính là giá trị của công ty. Đây là hoạt động được gọi là định giá công ty. Việc định giá này rất quan trọng, vì nó là cơ sở để tính toán tỉ lệ sở hữu của các cổ động cũ và cả các nhà đầu tư mới. Ở góc độ của Hiếu thì Hiếu muốn định giá công ty thấp nhất có thể, để một tỷ mà Hiếu bỏ ra sẽ sẽ được quy đổi ra nhiều cổ phần hơn. Còn ở góc độ của các cổ đông cũ thì hiển nhiên họ muốn định giá công ty cao nhất có thể để tỉ lệ sở hữu của họ sẽ bị mất ít nhất.
Khi mà các bạn xem chương trình Shark Tank, các bạn sẽ thấy là khi mà thương lượng thì người ta trao đổi rất nhiều về việc định giá công ty, doanh nghiệp. Bây giờ sau khi mà thương lượng, cả hai bên đều đồng ý với giá trị định giá của công ty là 5 tỉ. Lúc này, sau khi định giá thì tỉ lệ sở hữu của các cổ đông cũ vẫn không thay đổi. Định giá công ty 5 tỉ và Hiếu góp 1 tỉ, tương đương 20%, lúc này mỗi cổ đông cũ sẽ phần phải giảm bớt tỉ lệ sở hữu của mình là 20% trên tổng sở hữu ban đầu của họ.
Lúc này tỉ lệ sở hữu của các cổ đông cũ bị giảm hay còn gọi là bị Dilute, nhưng giá trị sở hữu của họ sẽ tăng. Chúng ta thường nghĩ là phải tính ra được định giá công ty rồi thì mới tính ra được tỉ lệ sở hữu. Tuy nhiên, việc này là mối liên hệ hai chiều. Con số 5 tỉ chỉ được xác định cụ thể khi mà thương vụ đầu tư hoàn tất. Nghĩa là công ty đó chỉ có giá trị chính thức 5 tỉ khi mà Hiếu quyết định sẵn sàng bỏ ra 1 tỉ để đổi lấy 20% cổ phần. Lúc đó thì công ty này mới chính thức trở thành công ty trị giá 5 tỉ, nếu giữa chừng Hiếu quyết định không đầu tư nữa, thì công ty lúc này vẫn không được gọi là công ty có giá trị 5 tỉ. Đây là chi tiết mà có rất nhiều người hay nhầm lẫn, các bạn xem Shark Tank sẽ thấy một số người họ tự định giá cho công ty của họ giá trên trời dưới biển gì đó, hàng ngàn tỉ, nhưng đó chỉ là câu chuyện của các bạn đó thôi. Còn với định giá đó mà không ai đầu tư vào thì cái định giá đó cũng không có ý nghĩa gì hết.
Tuy là các cổ đông cũ bị giảm tỉ lệ sở hữu, nhưng mà tổng giá trị sở hữu lại tăng lên. Vậy nên không có lí do gì họ lại không muốn có thêm nhà đầu tư mới vào. Cái quan trọng ở đây là định gía công ty có cao hơn lúc trước khi mà họ đầu tư hay không. Và đó là cơ bản cách mà công ty họ chi cổ phần, chỉ khác là ở ngoài đời người ta sẽ không chia tỉ lệ sở hữu này ra hàng triệu, hàng tỉ phần. Vậy tại sao mà họ lại phải chia ra quá nhiều như vậy? Lý do đơn giản là khi mà công ty kia họ nâng giá trị của mình lên, giả sử là 100 tỉ, lúc đó mà vẫn chia cho 100 phần thì hiển nhiên mỗi phần sẽ là 1 tỉ, sẽ dẫn đến việc là không có mấy ai đủ tiền để mua. Đặc biệt là khi mà công ty trở thành công ty đại chúng, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ cũng muốn tham gia đầu tư. Hiển nhiên nếu với giá 1 tỉ đồng thì sẽ không có mấy ai mua được cổ phần của công ty đó. Thay vì vậy, người ta chia nhỏ là làm 1 triệu phần thì mỗi một phần sẽ là 100 nghìn đồng, và sẽ có nhiều người có thể mua và tiếp cận được cổ phiếu của công ty đó hơn. Nhưng mà dù ít hay nhiều, nếu mua thì bạn vẫn sẽ là người đồng sở hữu công ty.
Stock plit - Chia nhỏ cổ phiếu
Giả sử công ty đó tiếp tục phát triển, sau một thời gian giá cổ phiếu công ty này tiếp tục tăng lên 10 lần nữa, lúc này giá cổ phiếu của công là là 1 triệu đồng 1 cổ phiếu. Và một lần nữa, với giá như vậy sẽ khó tiếp cận với những người ít tiền, để giải quyết vấn đề đó, công ty họ quyết định chia nhỏ cổ phiếu đó ra, ví dụ họ sẽ chia cho 5, lúc này mỗi cổ phiếu cũ sẽ được quy đổi thành 5 cổ phiếu mới và mỗi cổ phiếu mới giá trị là 200 nghìn đồng. Việc này người ta gọi đó là Stock Split - chia nhỏ cổ phiếu. Thi thoảng các công ty họ sẽ làm việc này, đặc biệt là các công ty tăng trưởng nhanh. Stock split không làm ta tăng hay giảm giá trị sở hữu, chỉ đơn giản thay vì phải cầm tờ cổ phiếu lớn người ta xé nhỏ ra thành từng mảnh. Mà mỗi mảnh có giá trị thấp hơn để tiện cho việc giao dịch.
Share và Stock
Share là một phần chia nhỏ của công ty.
Stock hiểu nôm na như một giấy chứng nhận pháp lí cho phần chia nhỏ đó.
Về cơ bản share và stock đều dùng để chỉ tỉ lệ sở hữu của một cổ đông đối với một công ty nào đó.
Shareholder - Cổ đông
Shareholder là một người sở hữu Share, họ sở hữu cổ phần của một công ty nào đó, dù la sở hữu ít hay nhiều thì về mặt ý nghĩa bạn vẫn là chủ sở hữu của công ty đó. Ví dụ ở Việt Nam có tập đoàn to lớn Vingroup, nhưng bạn chỉ cần 1-2 triệu cũng có thể mua được cổ phần của Vingroup rồi. Và về mặt ý nghĩa thì bạn cũng đã trở thành một cổ đông, một chủ sở hữu của tập đoàn Vingroup.
Cổ tức - Dividend
Giả sử tiếp tục với ví dụ bạn nãy, sau khi Hiếu đầu tư vào công ty và công ty tiếp tục tăng trưởng. Và mỗi tháng hoạt động, sau khi trừ đi tất các các loại chi phí như tiền lương nhân công, chi phí mặt bằng, chi phí vay vốn ngân hàng,... thì công ty còn lại lợi nhuận ròng là 100 triệu. Vì đây là khoản tiền lời, nên cách đơn giản nhất có thể là họ sẽ mang đi chia cho tất các các cổ đông theo tỉ lệ sở hữu của họ. Khoản tiền được chia cho các cổ đông đó được gọi là Cổ tức (Dividend).
Không phải công ty nào họ cũng sẽ trả cổ tức, cũng phải công ty nào họ cũng mang 100% lợi nhuận đi trả cổ tức như ở trong ví dụ trên. Ở trong thực tế thì thường sau khi công ty đó họ làm ra lợi nhuận, họ sẽ tái đầu tư vào các hoạt động khác của công ty, và họ sẽ cân nhắc dùng một khoản cố định dùng để chia cổ tức cho cổ động. Ví dụ công ty lợi nhuận 100 triệu thì họ sẽ dành 90 triệu để tái đầu tư, và 10% còn lại tương đương 10 chia cổ tức cho cổ đông.
Cũng có nhiều trường hợp mà công ty họ không trả cổ tức, họ thấy rằng có rất nhiều cơ hội trước mắt, cho nên họ sẽ dùng toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư. Thực ra ở góc độ của chúng ta, là những người cổ đông, chúng ta cũng muốn họ dùng những số tiền đó để đi đầu tư và hi vọng mang lại lợi nhuận ở trong tương lai sẽ được tăng lên nhiều lần. Cũng có trường hợp các công ty họ không trả cổ tức do họ không có lợi nhuận và lợi nhuận âm.
Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán đòi hỏi các công ty phải có lợi nhuận thì mới được lên sàn chứng khoán, cho nên các trường hợp này sẽ không có, nhưng ở thị trường nước ngoài thì điều này khá phổ biến. Vậy câu hỏi đặt ra là có những công ty càng hoạt động càng lỗ nhưng tại sao người ta vẫn đều tư vào. Lí do đơn giản là vì ngoài cổ tức (dividend) thì khi mà đầu tư vào một công ty người ta sẽ còn kỳ vọng vào việc giá trị của công ty đó sẽ tăng lên.
Bạn có thể hình dung nó giống với việc bạn cho thuê một ngôi nhà, tiền cho thuê nhà hàng tháng bạn nhận được sẽ được gọi là cổ tức (dividend). Nhưng sau vài năm, giá trị ngôi nhà của bạn được tăng lên, thì trong trường hợp này giá thì giá trị của công ty cũng tăng lên như vậy.
Cũng tương tự như khi bạn mua nhà, thường người ta sẽ kì vọng vào tỉ lệ tăng giá trị của công ty nhiều hơn vào việc nhận được cổ tức. Như trong ví dụ về nhóm bạn đầu tư, chỉ sau 2 năm thì gía trị đầu tư của các anh trong nhóm tăng lên 4 lần. Đó chính là lí do vì sao một số công ty hoạt động tuy không có lợi nhuân, cổ đông không được chia cổ tức nhưng giá trị của công ty vẫn tăng đều đều. Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là công ty Amazon, trong suốt nhiều năm họ hoàn toàn không có lợi nhuận, mà giá trị cổ phiếu của họ vẫn cứ tăng.
Market Cap - Vốn hoá thị trường
Market Cap là tổng giá trị của công ty.